Schengen

Từ Người Việt Nam ở Ý
Bước tới điều hướng Bước tới tìm kiếm
   Thành viên Hiệp ước Schengen
   Thành viên tương lai

Hiệp ước Schengen là hiệp ước về tự do đi lại do một số nước Châu Âu ký kết, quy định quyền tự do đi lại của công dân các nước thành viên. Đối với công dân nước ngoài chỉ cần có visa, hoặc Thẻ cư trú của một trong các nước trong khối Schengen là được phép đi lại trong toàn bộ khu vực Schengen.

Tính đến 19 tháng 12 năm 2011, tổng số quốc gia công nhận hoàn toàn hiệp ước này là 26 nước, được gọi là các quốc gia Schengen: Ba Lan, Cộng hòa Séc, Hungary, Slovakia, Slovenia, Estonia, Latvia, Litva, Malta, Iceland, Na Uy, Thụy Điển, Phần Lan, Đan Mạch, Hà Lan, Bỉ, Luxembourg, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Đức, Áo, Ý, Hy Lạp, Thụy Sĩ, Liechtenstein (trong đó có 22 nước thuộc khối liên minh châu Âu).

Vùng lãnh thổ ngoại trừ[sửa | sửa mã nguồn]

Các lãnh thổ ngoài châu Âu dưới đây không thuộc vùng Schengen:

Các lãnh thổ không gia nhập[sửa | sửa mã nguồn]

  • San Marino (không gia nhập nhưng có biên giới mở với Ý)
  • Monaco (coi như một phần của Pháp, nhà chức trách Pháp kiểm soát hải cảng Monaco)
  • Vatican (có biên giới mở với Ý và đã ngỏ ý muốn gia nhập, hiện có sự hợp tác chặt chẽ về an ninh trong hệ thống thông tin Schengen (système d'information de Schengen)
  • Andorra
  • Hy Lạp (tuy gia nhập, nhưng đối với công dân của Cộng hòa Macedonia muốn vào Hy Lạp vẫn phải xin visa của Hy Lạp)
  • Anh và Ireland (chỉ ký thỏa thuận hợp tác về an ninh và cảnh sát

Các biện pháp an ninh[sửa | sửa mã nguồn]

Theo khoản 2 điều 2 của Công ước, các nước ký kết có quyền tái thiết lập tạm thời việc kiểm soát biên giới hoặc một khu vực nhất định, vì lý do an ninh. Ví dụ trường hợp của Pháp trong dịp tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm ngày quân đồng minh đổ bộ lên bờ biển Normandie (D-day) (06.6.2004) hoặc CHLB Đức trong thời gian tổ chức giải vô địch bóng đá thế giới năm 2006 (đề phòng các hooligans phá rối).

Vấn đề an ninh hàng không[sửa | sửa mã nguồn]

Khi du lịch bằng đường hàng không giữa các nước trong vùng Schengen, vẫn phải trình thẻ căn cước hoặc hộ chiếu khi check-in. Đây không phải là quy định của Công ước Schengen, mà là quy định bảo đảm an ninh của ngành hàng không.

Khách sạn và nhà nghỉ[sửa | sửa mã nguồn]

Theo quy định của công ước Schengen, mọi khách sạnnhà nghỉ trong vùng phải đăng ký tên, tuổi, số thẻ căn cước hay hộ chiếu của mọi công dân nước khác khi vào lưu ngụ, vì vậy khi check-in vào khách sạn hay nhà nghỉ thì phải xuất trình thẻ căn cước hoặc hộ chiếu.